Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Bệnh Về Móng: Bệnh trạng - Nguyên Nhân - Giải Pháp (phần 1)

Cùng với sự phát triển đồng bộ của cơ thể, móng tay chân cũng có quá trình phát triển của riêng nó, móng với hợp chất chủ yếu được nhận định là keratin protein, có một vai trò nhất định trong cuộc sống con người và trong lĩnh vực làm đẹp mang tính cầu toàn cao. Móng vì thế, như các chuyên gia nhận xét, bản thân nó phản ảnh một tình trạng sức khoẻ nào đó của con người 
Hiểu biết về móng, nhất là các bệnh về móng sẽ giúp người thợ nail hay các chuyên viên thẩm mỹ có phương cách phục vụ khách hàng tốt hơn. Thông qua việc vận dụng những kiến thức đó để tự nhận biết khi nào là an toàn để nhận thực hiện các dịch vụ về móng cho khách là một điều rất quan trọng. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi vấn đề khử trùng và chống nhiễm trùng đang được rà xét lại kỹ càng về mặt thực tế cũng như quá trình xây dựng luật .


 
Để phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và an toàn, những hiểu biết về các bệnh về móng là rất cần thiết đối với người hành nghề dịch vụ chăm sóc móng. Thường bệnh móng được hiểu tổng quát và gọn là các triệu chứng rối loạn về móng. Khách hàng thường có một số loại rối loạn nào đó về móng . Kiến thức về bệnh móng, giúp bạn quyết định làm cho khách hàng (cải tiến thẩm mỹ và làm đẹp lại móng) hay đề nghị họ đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý tốt nhất .

Thợ nail cần nắm rõ các bệnh móng sau đây:

1. Móng bị mất màu (Discolored nails):

Bệnh trạng: Móng đổi màu thành vàng, xanh xám, xanh hay đỏ, tím.
Nguyên nhân: Do tuần hoàn máu kém
Giải pháp: Che dấu tình trạng này móng giả, móng wrap hoặc sử dụng nước sơn màu.

2. Móng bị xước (Hang nails):

Bệnh trạng: Da quanh móng bị xước ra.
Nguyên nhân: Do da quanh móng (culticle) bị khô hay do bị cắt sát vào móng quá nhiều.
Giải pháp: Bôi dầu và tỉa da bị tróc để làm mềm lớp cuticle.
   
3. Móng bị bầm tím (Bruised nails):

Bệnh trạng: Có máu bầm tụ dưới thân móng, có khi ngã màu từ tím sang đen.
Nguyên nhân: Do nail bed (nền móng) bị tổn thương
Giải pháp: Có khi móng tự rụng đi trong quá trình lành bệnh, thợ không nên làm móng giả cho khách.

4. Móng gợn sóng (Furrows):

Bệnh trạng: Xuất hiện gợn sóng dọc chiều dài hoặc chiều ngang móng
Nguyên nhân: Thường do bệng vẩy nến gây ra (Psoriasis) hoặc do tuần hoàn máu kém hay bị tê cóng. Đôi lúc là người lớn tuổi triệu chứng này lại được xem là bình thường do tuổi tác. Có khi do sốt cao, có thai, hay do bệnh nhức đầu ở trẻ em hoặc do cơ thể thiếu chất kẽm cũng gây ra các triệu chứng này.
Giải pháp: Đánh bóng móng bằng bột đánh bóng, để làm ngắn những đường lằn này, phần lằn còn lại dùng chất Ridge Filler làm dầy và dùng sơn màu phủ lên, giúp cho móng trông nhẵn và khỏe mạnh lại.
   
5. Móng có các chấm trắng nhỏ (Móng bị hột gạo – Leuconychia):

Bệnh trạng: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt móng, có khi gọi là móng bị hột gạo.
Nguyên nhân: Móng bị tổn thương do chịu lực ép mạnh hoặc do khách dùng móng hay mũi móng quá độ hay với cường độ mạnh.
Giải pháp: Giải thích cho khách hiểu không cần xử lý, móng sẽ tự lành, nhưng cần tránh các tác nhân gây ra kể trên , để tránh tiếp tục làm xấu móng đi.
   
6. Móng bị rụng (Onychatrophia):

Bệnh trạng: Móng bị rụng dần.
Nguyên nhân: Do tổn thương Nail matrix hay do bệnh nội thương.
Giải pháp: Dùng dũa giấy giũa móng bằng mặt mịn, thợ nên làm thật cẩn thận. Nếu biết rõ do nội thương, có thể giải thích cho khách hiểu bệnh sẽ hết khi nội thương lành bệnh.

Chúc các bạn thành công trong nghề nghiệp và luôn cập nhật hóa những kiến thức về móng.


LINH TRẦN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét