Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Phong thái của người thợ chuyên nghiệp

Khi bạn là thợ móng thành công, bạn sẽ làm nhiều điều hơn là chỉ săn sóc móng một cách thành thạo hoặc là làm ra những chiếc móng giả thật tự nhiên hay là tạo nên những trang trí đẹp trên móng khách. Bạn còn phải biết cư xử với một phong thái chuyên nghiệp.
 
Bạn sẽ tuân theo những quy luật để đối xử với khách hàng, đồng nghiệp và chủ tiệm một cách thật chuyên nghiệp.   Bạn cũng sẽ phải tập những thói quen tốt về sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Trong chương này, bạn sẽ học về những   điều cần thiết cho một người thợ móng chuyên nghiệp: Hạnh kiểm, đạo đức và cách gây ấn tượng tốt cho khách hàng như một người thợ móng thật lôi cuốn, một đại diện khả ái cho kỷ nghệ làm móng. Nếu bạn theo sát những luật này, bạn sẽ thỏa mãn nhiều khách hàng và sẽ thành công.
 
More Nails.................
Hạnh kiểm nghề nghiệp trong salon
Salon Conduct (Hạnh kiểm trong tiệm):   Là cách bạn cư xử khi làm việc với khách hàng, chủ tiệm và đồng nghiệp
  
1. Hạnh Kiểm Chuyên Nghiệp Trong Tiệm Đối Với Khách: Tự đặt cho mình những tiêu chuẩn cao về hạnh kiểm trong tiệm. Bạn có thể tạo ra một bầu không khí thật nhẹ nhàng, thoải mái cho khách và làm cho họ muốn đem thêm bạn bè khi họ quay lại tiệm bạn  
  
Đúng giờ: Khi bạn làm việc đúng giờ và sẵn sàng phục vụ khi khách đến, họ sẽ thấy bạn thoải mái, có khả năng và quan tâm đến họ. Làm việc trể nải làm cho bạn có vẻ không có trật tự và bất cần. Điều này rất bất lịch sự đối với khách hàng và làm cho họ mất tự nhiên.
  
Sẵn sàng phục vụ: Nên sắp sẵn dụng cụ cần thiết trước khi khách đến. Đồ nghề nên được sát trùng và sẵn sàng để dùng.
  
Sắp đặt kế hoạch cho ngày: Giữ cuốn sổ ghi hẹn gần bạn để biết rỏ mình sẽ làm gì trong từng giờ. Cuốn sổ hẹn nên ghi rỏ tên khách, dịch vụ cần làm, giờ hẹn và số điện thoại của khách. Gọi khách bằng tên khi họ đến. Khi bạn biết rỏ dịch vụ nào bạn sắp làm, bạn có thể bắt đầu ngay mà không phải do dự; khách sẽ cảm thấy an tâm.
  
Sắp đặt hẹn cho khách thật cẩn thận: Để bạn có đủ thì giờ cho từng người. Nếu bạn hẹn với quá nhiều khách trong một ngày, bạn sẽ không có đủ thì giờ phục vụ họ và một số người có thể phải bị dời lại hôm khác. Nếu có một người tiếp tân lo việc này cho bạn, hãy nhớ đưa cho người đó một danh sách rỏ ràng về những dịch vụ mà bạn sẽ làm và thời gian cần thiết để hoàn tất.
  
Thông báo cho khách nếu có thay đổi về giờ hẹn: Liên lạc với khách nếu có thay đổi về giờ hẹn. Họ sẽ hài lòng với sự chân thật của bạn và họ sẽ vui vì bạn không làm họ mất thời gian.  
  
Nhã nhặn: Nên có thái độ vui vẽ, thân tình và giúp đỡ khách. Việc này làm cho khách thấy rằng bạn quan tâm đến họ. Trước khi bạn thực hiện một dịch vụ gì, nên làm cho khách cảm thấy thoải mái tự nhiên. Giúp họ cởi áo khoác và chỉ chổ ngồi cho họ. Khách mới nên được giới thiệu đi xem tiệm và cho biết chỗ rest room và điện thoại. Bạn cũng nên hướng dẫn cho họ cách lấy hẹn cho lần sau, cách thay đổi hẹn và những cách trả tiền.
  
Thực hiện công việc một cách tự nhiên và hiệu quả:   Đừng bao giờ làm cho khách thấy cái hẹn của họ không thuận tiện cho bạn.  
  
Nói chuyện với khách:   Giải thích cho bạn về những dịch vụ mà bạn sẽ làm cùng với những sản phẩm cần cho dịch vụ đó.   Lắng nghe khách thắc mắc và trả lời cho họ rõ.   Dù bạn có đang thành công đến đâu đi nữa cũng luôn luôn khiêm tốn với khách.
  
Không phàn nàn, cãi vả với khách:   Cố gắng giữ cuộc đối thoại chỉ nói về các dịch vụ.   Khi bạn đang làm, dùng thời gian đó giải thích việc bạn đang làm và vì sao.   Bạn cũng có thể gợi ý và thảo luận với khách về những dịch vụ hoặc sản phẩm mà khách nên dùng.
  
Dùng những lời đánh giá tốt:   Không nên kể lể với khách về đời tư của bạn cũng như của những khách khách, đồng nghiệp, chủ tiệm.   Tập trung vào những đòi hỏi của khách.
  
Không nhai kẹo cao su, không hút thuốc hay ăn ở những nơi khách có thể nhìn thấy:   Những điều này có thể gây khó chịu cho khách; hút thuốc rất nguy hiểm ở gần hóa chất làm móng.
  
2. Hạnh kiểm nghề nghiệp đối với chủ tiệm:   Làm việc một cách gần gũi với đồng nghiệp và chủ tiệm rất quan trọng vì điều này giúp tiệm thành công và bảo đảm cho tương lai của bạn trong nghề này.   Để cạnh tranh, mọi người trong cùng một tiệm phải làm việc chung với nhau.   Bạn phải tạo ra một bầu không khí sao cho khách cảm thấy vui thú khi đến tiệm bạn mà không đi tiệm khác.
  

Dưới đây là những hướng dẫn về cách làm việc với chủ tiệm và đồng nghiệp:

Tiếp chuyện:   Tạo nên sự liên lạc cởi mở, thành thực giữa bạn và chủ.   Hoàn toàn trung thực về các điểm mạnh, yếu của mình.   Nên chắc chắn là việc làm của bạn đạt yêu cầu của tiệm
  
Sẵn sàng học hỏi:   Giử thái độ cởi mở và sẳn sàng nhận ý kiến đóng góp.   Đừng cho rằng chỉ có cách làm của bạn là đúng nhất.   Sản phẩm và kỷ thuật làm móng thay đổi rất thường xuyên.   Sẵn sàng học hỏi và hoàn thiện kỹ năng của mình.
  
Nhận biết công lao của người khác:   Đừng bao giờ tranh công của người khác.   Nên quảng bá công lao của họ đến những người khác.
  
Tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp:   Ý kiến và suy nghĩ của bạn rất quan trọng nhưng không phải là độc nhất.   Thông thường, ý kiến của nhiều người với nhau thì tốt hơn.
  
Giữ thế chủ động:   Đừng ngại ngùng khi gợi ý giúp đỡ hay góp ý về cách làm một dịch vụ nào đó với chủ tiệm hay đồng nghiệp
  
Dùng những nhận định tốt:   Nếu bạn có thắc mắc gì về việc làm của mình, nên bàn thảo trực tiếp với chủ chứ không phải với khách hay đồng nghiệp
  
Không đề cập đến những vấn đề cá nhân:   Không kể lể chuyện đời tư của mình với chủ tiệm, đồng nghiệp hay khách hàng.   Chuyện cá nhân có thể chi phối đến sự tập trung cần thiết để hoàn tất các dịch vụ.
  
Không mượn tiền bạc của đồng nghiệp hay chủ tiệm:   Việc này có thể dẫn đến tình trạng khó xử nơi làm việc.   Hơn nữa, đồng nghiệp có thể xem thường bạn.
  
Hãy ca ngợi tiệm:   Tìm hiểu thêm về những dịch vụ khác nhau mà tiệm bạn cung cấp như:   Săn sóc tóc, da và sự tham khảo thẩm mỹ mà bạn có thể quảng cáo đến khách.
  
Phát triển khả năng bán hàng của bạn:   Giải thích cho khách về những lợi ích của các sản phẩm và dịch vụ mà không làm cho khách cảm thấy bị ép uổng.
  
Lương tâm nghề nghiệp

Là suy nghĩ đúng, sai của bạn khi tiếp xúc với khách hàng, chủ tiệm và đồng nghiệp.   Những yếu tố căn bản là:   Sự trung thực, công bằng, nhã nhặn và tôn trọng những suy nghĩ và quyền lợi của người khác.
Lương Tâm Nghề Nghiệp Đối Với Khách:   Những tiêu chuẩn cao về lương tâm nghề nghiệp trong việc đối xử với khách hàng sẽ tạo cho bạn một danh tiếng tốt.   Khách sẽ tin tưởng bạn, tiếp tục đến tiệm và đem thêm khách mới cho bạn. Cách quảng cáo tốt nhất cho bạn là qua những lời quảng cáo của những người tin tưởng và tôn trọng bạn.
 
Gợi ý những dịch vụ cần thiết cho khách:   Đừng bao giờ gợi ý cho khách những dịch vụ không cần thiết hoặc có hại cho họ. Giải thích cho họ về những dịch vụ mà bạn gợi ý và lý do để họ yên tâm.
 
Giữ lời hứa và làm tròn bổn phận:   Luôn luôn thực hiện điều bạn đã hứa với khách và điều khách đòi hỏi.   Đừng làm tắt chỉ vì bạn đang vội vàng hoặc vì chúng tiện lợi cho bạn.
 
Đối xử khách thật công bằng:   Đừng bao giờ tính giá đặc biệt cho người này mà không cho người khác.
Tuân theo đúng luật lệ về vệ sinh và an toàn của tiểu bang:   Luôn theo đúng luật áp dụng trong kỹ nghệ làm móng.   Luật có thể gây bất tiện nhưng chúng được đặt ra để bảo vệ chính bạn và khách hàng.   Để trở thành một người thợ có lương tâm, bạn phải luôn theo giõi nhữn luật lệ đương thời liên quan đến nghề nghiệp của mình.
 
Trung thành:   Đừng bao giờ phàn nàn, ngồi lê đôi mách hay nói xấu về khách, chủ tiệm hay đồng nghiệp với một người khách khác.   Khách sẽ không còn tin tưởng bạn nếu bạn làm như vậy.   Vì họ nghĩ bạn cũng sẽ nói xấu họ với một người khác.
 
Đừng đánh giá người khác:   Đừng bao giờ đánh giá những dịch vụ được gợi ý bởi đồng nghiệp hay tiệm khác.   Cho dù khách cứ khăng khăng muốn thảo luận về những thợ khác hoặc tiệm khác, bạn chỉ nên lắng nghe mà thôi.
 
Đừng bỏ rơi khách:   Nếu bạn bỏ nghề hay dọn đi chỗ khác, nên báo cho khách biết trước để họ có đủ thì giờ đi tìm thợ khác;   bạn có thể giới thiệu cho họ một người thợ mà bạn tin tưởng.   Nếu bạn có nhiều khách, bạn nên nghĩ đến việc huấn luyện một thợ khác để thế chỗ bạn.   Đừng làm cho khách thấy khó chịu.
 
Đạo Đức Nghề Nghiệp Đối Với Chủ Tiệm Và Đồng Nghiệp:   Bằng cách sử dụng đạo đức nghề nghiệp để nâng đỡ sự nỗ lực và tinh thần của đồng nghiệp, bạn có thể giúp cho toàn bộ tiệm thành công, và bạn cũng sẽ thành công.
Trung thực:   Đừng bao giờ đổ lỗi cho đồng nghiệp.   Hãy gánh lấy trách nhiệm của mình.
 
Làm đúng nghĩa vụ:   Giữ lời hứa với chủ, đồng nghiệp và khách hàng như là:   Đến giúp một khách hàng đặc biệt trong ngày nghỉ.   Nếu bạn không giữ được cái hẹn đó, nên báo trước với chủ, đồng nghiệp hay khách để sắp xếp lại thời gian.
 
Tôn trọng tay nghề của chủ hoặc đồng nghiệp:   Khen hoặc khuyến khích họ khi họ hoàn thành tốt một dịch vụ.   Không nên đánh giá việc làm của họ
 
Đừng khuyến khích khách đánh giá đồng nghiệp :   Khi bạn nghe một người khách đánh giá đồng nghiệp của mình, đừng đứng về phía ai cả vì thông thường bạn không hiểu rỏ việc không phải của mình.   Khuyên khách nên nói chuyện trực tiếp với người đó.   Không nên đánh giá công việc của người khác.   Hãy để chính công việc của bạn chứng minh việc bạn làm.   Nếu một dịch vụ nào đó được thực hiện tệ hại quá, nên gợi ý khách để bạn sửa lại mà không phàn nàn người thợ kia.
 
Không nên ngồi lê mách lẻo và đồn đãi:   Có một số người cho đây là một chiến thuật để thăng tiến, nhưng điều này chỉ làm xấu chính bản thân họ và họ sẽ bị xa lánh.
 
 
Dáng vẻ một người thợ chuyên nghiệp

Bạn nên làm một kiểu mẫu khả ái cho khách hàng vì bạn là một thành viên của nghành Thẩm Mỹ.   Khách hàng lúc nào cũng cho rằng bạn là tuyệt vời nhất.   Bạn nên làm cho họ thoải mái khi gần mình.   Bạn nên giữ cho mình sạch sẽ thơm tho để khách không thấy khó chịu khi bạn đụng chạm đến họ khi làm móng.   Nên làm cho họ cảm thấy thú vị khi ngồi đối diện với bạn lúc bạn làm móng cho họ.
 
Giữ thân thể sạch sẽ , thơm tho:  

 Tắm gội hàng ngày và dùng chất khử mùi.
  Giữ cho hơi thở trong lành và răng cỏ sạch sẽ:   Không ăn hành, tỏi và gia vị gây hôi miệng trong ngày làm việc.   Đem theo kem, bàn chải đánh răng và chất súc miệng để phòng khi cần dùng.   Giữ răng lợi sạch sẽ bằng cách đánh răng hàng ngày và đi nha sĩ thường xuyên.
 
Mặc trang phục sạch sẽ và thích hợp trong tiệm:   Lúc nào cũng mặc đồ sạch sẽ, thẳng thớm đến tiệm.   Bạn nên ăn mặc kiểu cách, thoải mái nhưng không quá chải chuốt.

Để ý đến tóc tai, da dẻ và móng tay, chân:   Giữ tóc tai gọn gàng; trang điểm vừa đủ để tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên của mình; và săn sóc móng tay, chân cẩn thận. /

HẾT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét