Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

7 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KÝ HỢP ĐỒNG SANG TIỆM

Khi thuê mướn địa điểm kinh doanh nails, người thuê mướn thường phải ký vào một thỏa thuận thông qua hình thức hợp đồng (lease) . Các chủ đất (landlord) thường chuẩn bị sẵn những bản thảo hợp đồng – do các luật sư hay cố vấn pháp luật của họ biên soạn – có nội dung rất phức tạp về mặt ngữ nghĩa lẫn từ ngữ pháp luật. Dưới đây là 7 điều nên biết khi chuẩn bị ký hợp đồng thuê mướn địa điểm kinh doanh tiệm thẩm mỹ nói chung và tiệm nail nói riêng: 




 
1. Cần tìm hiểu rõ ràng về điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn về mặt kinh doanh cũng như lượng định khả năng khuếch trương về sau. Thông qua việc chú ý tìm hiểu kỹ những điều khoản có liên quan đến mục Purpose of premise, mà giới thông thạo pháp luật, gọi là điều khoản về “mục đích sử dụng” của địa điểm kinh doanh; xem xét kỹ điều khoản về Percentage rent increase (tức tỷ lệ % gia tăng tiền mướn thuê địa điểm của từng thời kỳ) có cao quá không, có bất lợi quá hay không; điều khoản liên quan về khả năng cho thuê lại (sublet); điều khoản về expansion ( điều khoản về mở rộng).
2. Xem xét mức độ cạnh tranh của địa điểm thuê mướn. Thông qua bản thảo hợp đồng xem xét kỹ những điều khoản về Percentage income (hiểu là tỉ lệ phần trăm phải trả thêm income cho landlord); những chi phí chỉnh tu khu vực nếu có do landlord qui định (Common Area Maintenance) v.v.
Nếu khu vực có sức ép cạnh tranh ít (có ít tiệm) mà chi phí chỉnh tu quá cao cho hàng kỳ thì cũng chưa hẳn là tốt, cần xét lại. Hay điều khoản Exclusive rights ( điều khoản về độc quyền) cần chú ý nhiều khi thuê ở khu thương xá (mall).
3. Quyền điều chỉnh tiện nghi của tiệm có gì bị giới hạn không? Có những nơi landlord không cho người thuê tùy nghi điều chỉnh hệ thống ánh sáng, hệ thống điều hòa nhiệt độ … Bạn cần biết trước điều này để lượng định tác dụng hay ảnh hưởng cho việc kinh doanh.
4. Quyền hạn và phạm vi giới hạn của việc tân trang tiệm hay mua bán tiệm về sau . Tiệm nails thường có nhu cầu tân trang hàng năm, vì lợi ích kinh doanh hay khuếch trương mở rộng. Bạn cần tìm hiểu trước những qui định của landlord để biết chính xác quyền hạn và giới hạn của tiệm mình khi thuê mướn đất – địa điểm nơi đây; tìm hiểu những qui định liên quan đến việc bán lại tiệm về sau khi cần, kể cả điều khoản liên quan đến việc buộc phải hay không giấy Power of Attorney của chủ cũ.
5. Quyền hạn đặt bảng quảng cáo cho tiệm tại địa điểm kinh doanh và trong khu vực lân cận. Không nên xem thường điều khoản này trước khi ký hợp đồng, để tránh tổn hại, thiệt thòi về sau.
6. Thời hạn hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thuê mướn địa điểm. Hiểu rõ để có thể chuẩn bị tốt cho kế hoạch kinh doanh của mình. Xem xét cả những khoản qui định sau:


  • Về mức phạt (Penalty) : tỉ lệ phần trăm và các điều khoản ấn định về mức phạt.


  • Tiền phạt phải trả sau thời gian hạn định (Late Payment Penalty).


  • Điều khoản tái ký hợp đồng (Renewal option): Xem kỹ có hay không, nếu có thì có thuận lợi có dễ dàng không hay nó ràng buộc quá nặng nề, bất lợi cho mình về sau? Hiểu rõ quyền lợi của mình về mặt này có thể giúp khi xảy ra tranh kiện về sau.

7. Những điều khoản có liên quan về bảo quản tiệm , kinh doanh an toàn tại tiệm & về tiền bảo hiểm của tiệm (Insurance required of tenant). Biết rõ để tránh những khoản phạt do vi phạm qui định hợp đồng cũng như giúp bạn lường trước chi phí ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh về sau, giúp chuẩn bị trước kế hoạch bảo quản tiệm. Xem điều kiện kinh doanh an toàn tại tiệm do landlord ấn định có gì quá khó khăn hay ràng buộc quá không. Khả năng đáp ứng hay thực hiện của tiệm về vấn đề này có phù hợp không hay đòi hỏi phải tái trang bị với chi phí quá tốn kém (bởi nó sẽ làm tăng chi phí kinh doanh một cách bất ngờ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét