Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

CHIA KHÁCH CHO THỢ - Giải pháp nào là tốt nhất?

Phân chia khách trong một tiệm thẩm mỹ nói chung hay tiệm nails nói riêng là công việc hàng ngày của người chủ hay người quản lý tiệm. Làm tốt công việc này có ý nghĩa lớn trong việc ổn định tiệm, đảm bảo tính công bằng và giúp tiệm làm ăn trôi chảy. Phân chia khách cho thợ tốt sẽ làm thợ gắn bó với tiệm hơn cũng như khách có ấn tượng đẹp về tình đoàn kết của các nhân viên trong tiệm. 

THANH PHƯƠNG







Những hình thức phân chia (điều phối) thợ được ghi nhận như sau:
  • HÌNH THỨC 1: Thợ đến tiệm trước thì “bắt” khách trước (“First-come, first-served”). Cách này ưa dùng tại những tiểu bang như California, Texas…

  • HÌNH THỨC 2: Chia đều số lượng khách cho thợ và tiếp tục bắt phiên khách vào ngày kế tiếp. Cách này được ưa chuộng bởi những chủ nhân đề cao về tính công bằng trong việc phân công cho thợ. Những tiệm này thường không thích để thợ “hút” quá nhiều khách hẹn vào một người, nên người quản lý khi lấy hẹn thường hay chỉ dẫn khách việc chọn lựa thợ làm cho họ theo định hướng của chủ.

  • HÌNH THỨC 3: Chia khách trên tổng số tiền làm. Thợ có tiền công làm cao hơn được phân khách nhiều hơn. Những tiệm áp dụng cách này, thường có hiện tượng khách hẹn dồn nhiều ở những tay thợ giỏi hay khéo chìu khách.

  • HÌNH THỨC 4: “Tua” bắt khách của thợ tính theo danh sách thứ tự nhưng ai làm xong trước thì được bắt khách trước rồi sau đó trở về danh sách thứ tự. Cách này được dùng khá nhiều nơi.

Ưu và khuyết điểm của các hình thức phân chia (điều phối) khách cho thợ được đánh giá một cách tương đối, bởi còn tùy thuộc theo phương thức làm việc của từng tiệm, thị hiếu của khách, mối quan hệ “chủ-thợ”. Hình thức 1: khuyến khích thợ đi làm đúng giờ, thậm chí sớm càng tốt, mở tiệm sớm đồng nghĩa với có income sớm và thu nhập trong ngày có khả năng tăng lên. Hình thức 2: có tính trung dung giữa 2 khuynh hướng chia đều lượng khách và bắt khách luân phiên, giúp thợ nào cũng có việc. Hình thức 3: thuận lợi cho tiệm có những thợ chuyên nghiệp, làm giỏi, nhưng thợ mới, thợ chưa nhiều kinh nghiệm khó chen chân hay ở lâu tại những tiệm này. Hình thức 4: phổ biến hơn cả, do tính thực tế và lại khuyến khích được thợ cố gắng làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng có hạn chế có khi bị lạm dụng nếu thợ đua nhau “chạy” khách - có khi làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của tiệm.
Nhận định chung về điều phối khách cho thợ :
Mỗi cách đều có ưu khuyết của nó, dùng cách nào là do người quản lý tiệm quyết định sao cho phù hợp với phương thức làm việc của tiệm, đảm bảo tốt tính công bằng trong tiệm, đồng thời tránh được các hiện tượng xấu như :
  • “chèo kéo khách”,

  • “chạy khách quá đáng”,

  • các dạng của xung đột cá nhân trong tiệm như “thợ tranh khách”, “thợ dèm pha nhau với khách”,

  • “thợ vì tua làm việc mà xích mích”, “tiệm xào xáo” vì cách phân phối thợ bất nhất, không có nguyên tắc rõ ràng,

  • “thợ ém, thợ chớp khách của nhau”

Điều cần lưu ý cho các chủ tiệm là làm sao đảm bảo được tình hình hoạt động trơn tru, ổn định trong tiệm, ai cũng có income là được!
Có nhiều tiệm sử dụng bản ghi chép số lượng khách chia cho thợ. Đây cũng là một cách làm đáng quan tâm, cần sử dụng khéo léo theo hướng tích cực, tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Hiện tượng có ảnh hưởng nhiều đến việc phân chia việc cho thợ trong tiệm được ghi nhận là việc khách yêu cầu đích danh người thợ nào đó làm cho mình, điều này có lợi là chứng tỏ sức hút của tiệm thông qua thợ pro, thợ giỏi , nhưng cũng có mặt hạn chế là có thợ “hút khách” quá mạnh, có thợ lại có ít khách. Trong khi đó, tâm lý của thợ cũng có nhiều mặt: người làm giỏi thì cho đó là chuyện bình thường, người làm giỏi phải có nhiều khách hơn là đúng; còn thợ mới vào nghề hay mới vào tiệm thì thấy mình có phần thiệt thòi, lép vế. Khi gặp những tình huống này vai trò điều phối khách của người quản lý tiệm hay chủ tiệm rất quan trọng, đó là cầu nối dung hòa tạo không khí làm việc cởi mở thân thiện, và tính công bằng. Nó mang đến sự hài lòng của những người thợ làm chung tiệm, tránh được những va chạm hay xung đột không nên có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét